B2 THPT Dĩ An- Cộng Đồng Online Bình Dương
Hãy Đăng kí thành viên nha các bạn
B2 THPT Dĩ An- Cộng Đồng Online Bình Dương
Hãy Đăng kí thành viên nha các bạn
Diễn Đàn Vân Đồn
B2 THPT Dĩ An- Cộng Đồng Online Bình Dương

B2 THPT Dĩ An - Cộng Đồng Online Bình Dương

  • Style 1
  • Style 2
  • Style 3
  • Style 4
  • Style 5
  • Style 6
  • Style 7
  • Style 8
  • Style 9
  • Style 10
  • Style 11
  • Style 12

  • Tùy chọn
    Vui lòng nhập 1 link ảnh làm nền

    Đồng ÝThoát
    Đang tải dữ liệu
    Latest topics

    long_nz
    4/1/2021, 4:12 pm 

    long_nz
    20/2/2019, 9:46 pm 

    long_nz
    28/6/2016, 10:00 am 

    ANH ĐÀO
    20/5/2014, 5:20 pm 

    32ngocthanh
    5/12/2012, 8:20 pm 

    nh0c_admin
    7/10/2012, 12:40 pm 

    hoanhungnho
    13/7/2012, 11:44 pm 

    nh0c_admin
    24/3/2012, 12:13 pm 

    nh0c_admin
    19/1/2012, 6:38 pm 

    hoanhungnho
    11/1/2012, 6:43 pm 

    Dũng
    3/12/2011, 11:51 am 

    Khách viếng thăm
    27/11/2011, 4:50 pm 

    Thống Kê
    Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm

    Không

    Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 31 người, vào ngày 26/4/2023, 11:05 pm
    Statistics
    Diễn Đàn hiện có 130 thành viên
    Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: pulldog

    Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 718 in 289 subjects
        
    CÔNG CỤ TÌM KIẾM



    TÌM KIẾM THEO


    RechercherTìm kiếm nâng cao...
    KHUNG ĐĂNG NHẬP

    Tài khoản:
    Mật khẩu:
    Đăng nhập tự động:

    :: Quên mật khẩu

    Share|

    "Con người sẽ bất tử trong 20 năm nữa"

    Go down 

    long_nz
    Hạ sĩ

    long_nz

    Tổng số bài gửi : 34
    Reputation : 5076
    Reputation : 1
    Join date : 05/11/2010
    Age : 30
    Đến từ : vn

      
    "Con người sẽ bất tử trong 20 năm nữa" Empty

    Thời gian viết bài1/9/2011, 4:46 pm
    » Status:

    Triển vọng của khoa học về sự bất tử

    Trong nhiều thế kỷ, những bộ óc ưu tú nhất của nhân loại không chỉ mơ ước đến một cuộc sống vĩnh cửu mà còn đi tìm những phương thức cụ thể, có tính hiện thực để đạt tới nó.

    Khoa học về sự bất tử lần đầu tiên được đề xuất vào những năm 70 của thế kỷ XX bởi hai nhà khoa học Nga là các giáo sư G.Berdyshev và I.Vishev và mang cái tên là immortalogy (có nghĩa là bất tử học, xuất phát từ chữ Hy Lạp mors - cái chết, im - trợ từ phủ định).

    Các giai đoạn

    Hồi đó sự phát triển của immortalogy được giáo sư I. Vishev tạm chia thành các giai đoạn sau đây:

    Giai đoạn ảo tưởng, truyền thuyết và huyền thoại.

    Giai đoạn gerontologie và juventologie. Gerontologie là môn lão khoa chuyên nghiên cứu những cơ chế của sự già nua, điều trị các bệnh của tuổi già, tìm tòi những phương pháp kéo dài sự sống chủ yếu trên những con vật thí nghiệm. Juventologie là một bộ phận của gerontologie - khoa học về sự giữ gìn và kéo dài tuổi thanh xuân.

    Giai đoạn longevistique - khoa học về sự kéo dài sự sống của loài vật và con người.

    Giai đoạn immortalogy thể nghiệm. Người sáng lập ra bộ môn này là nhà di truyền học Đức Karl Essner. Năm 1985, ông đã tạo ra được cơ thể bất tử đầu tiên - đó là loài nấm mốc Podospora anserine.

    4 giai đoạn trên đây có quan hệ mật thiết với nhau.

    Các hướng nghiên cứu

    Hiện nay, một số phương pháp làm ngừng lại sự già cỗi của cơ thể đã xuất hiện và đang được thực hiện: Tuổi già đang được cố gắng khắc phục với sự trợ giúp của các tế bào gốc, của công nghệ nano và kỹ thuật gen; liệu pháp lạnh. Con người được ướp lạnh trong một thời hạn dài và được làm tan giá sau một thế kỷ; việc nuôi dưỡng hoặc là các cơ quan riêng lẻ của con người hoặc là toàn bộ bản sao "dự trữ" của nó.

    Một trong những biện pháp có triển vọng nhất để chống lại tuổi già - đó là các tế bào gốc. Vấn đề là ở chỗ các tế bào đặc biệt này vốn có ở mỗi người có thể biến thành bất cứ một bộ phận nào của cơ thể, chẳng hạn, có thể thay thế vết sẹo bằng một mô khỏe mạnh. Các nhà khoa học đã nuôi dưỡng được van tim, đã buộc chính các tế bào thân của đại não sinh sôi nảy nở, điều này giúp đại não phục hồi sau cơn đột quỵ và đã tạo ra được tia bụi nước (Spray) từ các tế bào sống để chữa bỏng. Các tế bào gốc có khả năng làm trẻ lại cơ thể nhờ sự thay thế các tế bào cũ bằng các tế bào mới.

    Một khuynh hướng nữa không kém phần triển vọng - đó là làm gia tăng khả năng tái tạo cơ thể. Nếu như cơ chế này được nghiên cứu và con người học được cách điều hành nó thì chúng ta có thể biến bất cứ một tế bào nào thành tế bào gốc và khi đó con người có khả năng đổi mới các chi, thận, gan, mắt và dần dần thay thế các cơ quan đã hoàn thành sứ mệnh của chúng bằng các cơ quan mới. Con người có thể chiến thắng tuổi già trong 30 năm tới.

    Theo các chuyên gia, y học trong những năm sắp tới sẽ tiến như vũ bão về phía trước. Sẽ xuất hiện khả năng sản xuất một số lượng không hạn chế các cơ quan để ghép. Thoạt tiên, các nhà khoa học nghiên cứu phương pháp nuôi dưỡng các ngón tay và ngón chân bị hư hỏng rồi sau đó công nghệ sẽ tiến xa đến nỗi có thể phục hồi các chi và cột sống.

    Còn GS. Ellen Heber-Cats của Viện Nghiên cứu Vistar ở Philadelphia thì về đại thể đã tiên đoán rằng con người sẽ có thể phục hồi thân thể nhờ sự trợ giúp của những viên thuốc tái sinh. GS. Richard Miller của Trường đại học Michigan cho biết hiện nay có thể kéo dài thời gian sống của loài động vật có vú nuôi trong phòng thí nghiệm tới 40%. Nếu như áp dụng thành công những hệ thống bảo vệ cho con người thì đến năm 2056, các nhà khoa học sẽ tạo ra được thế hệ đầu tiên của những người sống đến 100 tuổi, những con người này tràn đầy sức sống như những người đang ở tuổi 60 hiện nay.

    Và triển vọng của khoa học bất tử

    Việc con người sẽ nhanh chóng già đi rồi chết hay ngược lại, sẽ trở thành khỏe mạnh và sống lâu - điều này phụ thuộc vào trạng thái cân bằng sẽ nghiêng về phía nào. Hiện nay các nhà khoa học đang suy nghĩ làm thế nào để sự cân bằng nghiêng về phía cần thiết. Chẳng hạn, nếu như người ta đưa vào được cơ thể một gen duy nhất của tổng hợp vitamin C thì chúng ta có thể sống không dưới 300 năm. Chính gen đó đã từng có trong cơ thể chúng ta trước đây, nhưng chúng ta đã "đánh mất" nó trong quá trình tiến hóa trên cấp độ "tiền khỉ". Thế nhưng nhiều động vật có vú vẫn giữ được và tổng hợp một cách tuyệt vời chất vitamin đó trong cơ thể của chúng, chẳng hạn như loài chuột lang.

    Hoặc một ý tưởng khác: như mọi người đều biết, trong cơ thể chúng ta, ôxy - cội nguồn chủ yếu của năng lượng - được thường xuyên hấp thụ. Nhưng ở đây từ một dạng vô hại đã hình thành dạng xâm kích - peroxyde. Chính nó hiện nay được coi là nguyên nhân chủ yếu của phần lớn các bệnh tuổi già. Mặc dầu, để cho điều đó không xảy ra, sự tiến hóa thậm chí đã "sáng chế" ra một thứ men đặc biệt có nhiệm vụ chuyển một phần dạng có hại sang dạng thông thường. Nếu như trong cơ thể chúng ta có nhiều thứ men như thế thì chúng ta sẽ không già đi. Chỉ cần có một gen bổ sung là có thể sống tới 800 tuổi! Bởi thế hiện nay Viện sĩ Skulachev đang nghiên cứu một thứ thuốc nhằm loại bỏ dạng ôxy có hại khỏi cơ thể.

    Theo GS. Berdyshev, khi nào chúng ta thực sự nhận thức được đầy đủ cơ chế hoạt động của những gen đó thì chúng ta cũng sẽ học được cách kiểm soát sự tương tác của chúng và ngày càng làm cho sự cân bằng nghiêng về phía bất tử. Và khi ấy, cùng với mỗi một bước tiến mới của sinh học, tuổi thọ của con người ngày càng được gia tăng

    Con đường tiến tới sự bất tử Bất tử luôn là điều con người mong muốn và đó cũng là cái đích hướng tới của nhiều nghiên cứu khoa học. Những nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ về đẩy lùi quá trình lão hoá đã hé mở dần cánh cửa tiến tới sự trường thọ cho con người.

    Trong tương lai, chúng ta không chỉ có khả năng làm chậm lại quá trình lão hoá, mà còn có thể ngăn chặn và đẩy lùi quá trình này. Những nghiên cứu thành công trong việc khôi phục các chức năng cơ quan nội tạng trên chuột đã cho phép các nhà khoa học tại Trường đại học tổng hợp Harvard – Mỹ tin tưởng rằng, những thử nghiệm thành công sẽ diễn ra trên con người.

    Cuộc thí nghiệm đầu tiên về đẩy lùi lão hoá

    Nghiên cứu về qui luật của sự lão hoá và quá trình diễn ra hiện tượng này đã giúp các nhà khoa học hiểu rõ: sự lão hoá một phần là do sự tổn thương và không thể hồi phục lại của các mô tế bào sống trong cơ thể. Để sự lão hoá không tiếp tục diễn ra và khiến ta già đi, thì cách tốt nhất là ngăn không để quá trình huỷ hoại các mô tế bào tiếp tục diễn ra.



    Một cuộc thí nghiệm trên những con chuột già đã diễn ra tại Viện nghiên cứu ung thư thuộc Trường đại học Harvard. Tại đây, những con chuột già nua, ốm yếu đã trải qua quá trình hồi phục các tổn thương mô tế bào trong cơ thể nhờ vào sự tác động của quá trình hồi phục và đã trở lại nhanh nhẹn, khoẻ mạnh như khi “còn trẻ”. Tiến sĩ Ronald De Pinho – người đứng đầu nhóm nghiên cứu trên cho biết: “Cái mà chúng ta nhìn thấy trên những con vật thí nghiệm ở đây không phải là quá trình làm chậm lại hoặc làm dừng lại sự lão hoá, mà là đẩy lùi chúng và làm cho cơ thể trở nên trẻ lại”.

    Nhóm các nhà khoa học Trường đại học Harvard tập trung vào một quá trình có tên gọi quá trình rút ngắn các telomere. Hầu hết các tế bào trong cơ thể bao gồm 23 cặp chromosomes có mang các DNA. Ở cuối mỗi chromosome có một phần chóp bảo vệ có tên gọi telomere. Mỗi lần tế bào phân chia, các telomeres này lại bị cắt ngắn đi, cho tới khi chúng ngừng hoạt động và các tế bào chết đi hoặc rơi vào tình trạng quá già cỗi. Đây chính là thời điểm lão hoá diễn ra.

    Trên các con chuột bị tác động gen và bị thiếu đi loại enzymes có tên gọi telomerase (enzymes góp phần ngăn chặn quá trình rút ngắn telomeres). Cơ thể chúng trở nên ốm yếu và rất nhanh bị lão hoá. Chúng kém nhạy bén hơn các con chuột bình thường, kích thước não nhỏ hơn, khả năng sinh sản kém và dễ bị tổn thương bên trong tạng. Tuy nhiên, khi được tiêm vào cơ thể loại enzymes này, quá trình tổn thương tế bào bắt đầu chấm dứt, thay vào đó quá trình hồi phục các tổn thương diễn ra và xoá hết các dấu vết của sự lão hoá. Sau khoảng một tháng điều trị bằng cách này, các nhà khoa học nhận thấy: tình trạng sức khoẻ của những con chuột trên đã được cải thiện, các mô tế bào trong các cơ quan của cơ thể bắt đầu hồi phục, có sự tăng lên và hình thành các nơ ron thần kinh mới trong não.

    Hứa hẹn mang lại ứng dụng kéo dài tuổi thọ cho con người

    Quá trình lão hoá ở con người là một quá trình phức tạp và chịu tác động bởi nhiều yếu tố. Các nhà khoa học đặc biệt lưu ý tới các yếu tố đẩy mạnh quá trình lão hoá và gây ra tổn thương cho các tế bào trong cơ thể, bao gồm: các nhân tố phóng xạ tự do, môi trường sống ô nhiễm, khói thuốc lá, khí thải công nghiệp, tia cực tím và nhiều yếu tố môi trường khác…

    Với phát hiện mới về tác động của enzyme telomeres, các nhà khoa học hi vọng có thể giúp khôi phục các chức năng của các bộ phận trong cơ thể con người, đẩy lùi quá trình lão hoá các bộ phận này và mang lại tuổi thọ cao. Ngoài ra, các nhà khoa học hi vọng có thể ứng dụng tác động này đẩy lùi các căn bệnh liên quan đến tuổi già như: chứng suy giảm trí nhớ (Alzheimer), đột quỵ và các bệnh về tim mạch… Tuy nhiên, để có thể tiến hành thử nghiệm phương pháp này đối với cơ thể con người đòi hỏi sự nghiên cứu phức tạp hơn rất nhiều. Bởi thông thường loài chuột có thể tự sản sinh ra telomerase trong suốt cuộc đời của chúng, song ở con người, enzymes này chỉ sản sinh chủ yếu trong thời kỳ trưởng thành. Đó là một đặc điểm tiến hoá hơn của loài người nhằm ngăn chặn việc các tế bào phát triển ngoài vòng kiểm soát và có thể biển đổi thành các tế bào ung thư.

    Vấn đề đang gây nhiều tranh cãi trong giới khoa học đó là việc thử nghiệm telomerase trên con người sẽ cho kết quả rất khác với loài chuột thí nghiệm. Telomerase có thể làm chậm lại quá trình lão hoá ở con người, song nó cũng có thể làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư bởi sự kích thích tế bào phát triển và biến đổi liên tục. Khắc phục được nhược điểm này, con người có thể đạt tới sự bất tử. Giáo sư David Kipling - thuộc trường đại học Cardiff - Mỹ cho rằng, mục đích của nghiên cứu là nhằm đẩy mạnh quá trình hồi phục tổn thương của các mô tế bào trong cơ thể con người và loại bỏ đi các tế bào già cỗi. Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý rằng: Phản ứng của những con chuột với telomeres có một số khác biệt với phản ứng của con người với telomeres. Thậm chí các phản ứng của cơ thể người với telomeres có thể dẫn tới việc loại bỏ hoàn toàn các tế bào bị tổn thương. Việc mất đi nhiều tế bào này khiến cho chức năng hoạt động của các cơ quan bị suy yếu và có thể dẫn tới tử vong cho người bệnh.

    Lynne Cox, nhà sinh vật học tại Trường đại học Oxford cho biết, việc nghiên cứu và thử nghiệm telomeres trên con người là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, vấn đề này cần tiếp tục được nghiên cứu và mục tiêu trước mắt của khoa học là hạn chế và tiến đến loại trừ những ảnh hưởng bất lợi mà telomeres có thể gây ra khi ứng dụng phục hồi tổn thương do lão hoá ở con người.

    Ngoài ra, việc phát hiện ra telomeres chính là nguyên nhân khiến các tế bào phát triển ngoài tầm kiểm soát và có thể dẫn tới biến đổi các tế bào thành tế bào ung thư cũng giúp khoa học trong việc phát hiện sớm dấu hiệu hình thành của ung thư trong cơ thể con người




    Năm 2045: Loài người sẽ được bất tử?

    Tương lai cuộc sống của loài người sẽ thay đổi mạnh mẽ, đầy bất ngờ với sự phát triển vượt bậc của công nghệ nano kết hợp với công nghệ sinh học. Mỗi một con người là một sự kết hợp của cơ thể sống với những linh kiện điện tử…

    Năm 2045, loài người có thể tiến sát tới sự bất tử thật sự. Đó là điều khẳng định của nhà tương lai học nổi tiếng, chuyên gia hàng đầu về đổi mới công nghệ của Mỹ, Ray Kursweil, trong một bài báo đăng trên Tạp chí Time.

    Ông cho rằng vào thời điểm ấy, con người sẽ ở dưới dạng cùng tồn tại với máy móc và cái chết sẽ trở nên không còn đáng sợ nữa. “Tôi cho rằng trong vòng 20 năm nữa, người ta sẽ đưa vào máu của mình hàng ngàn con nanorobot điều khiển bằng máy tính để theo dõi sức khỏe, làm tăng năng suất lao động, khả năng tư duy và tạo ra những phiên bản dự trữ tất cả những gì nằm trong bộ não chẳng khác gì bạn lưu trữ các file của máy tính. Trí tuệ và cơ thể của một con người có thể “cất vào” một chiếc máy của mỗi người và biến chiếc máy thành một “supercyborg” (sinh vật viễn tưởng với “phụ tùng” là các linh kiện cơ học và điện tử)”.



    Ý tưởng này của Kursweil được nhiều người hưởng ứng. Thực ra, nó đã được đề xuất khoảng 50 năm về trước. Lúc đó, nhà thống kê người Anh Irving John Hood đã nêu ra luận điểm rằng đến một lúc nào đó sẽ xuất hiện chiếc máy “siêu thông minh”, tiếp theo đó là hiện tượng “bùng nổ trí tuệ” và người ta cảm thấy đầu óc của con người thua kém rất xa các chiếc máy do chính họ tạo nên…

    Như vậy, chiếc máy siêu thông minh đầu tiên sẽ trở thành sự phát minh cuối cùng mà con người sáng chế, rồi chính chiếc máy đó đủ khôn ngoan để điều khiển chúng ta, đặt chúng ta dưới sự khống chế của chúng.

    Hiện nay, Kursweil phát triển thuyết của Hood và tìm mọi cách để đưa vào cuộc sống. Ông là người ủng hộ nhiệt thành nhất công nghệ sinh học và công nghệ nano - là những ngành công nghệ cho phép con người điều khiển cơ thể của mình và môi trường xung quanh ở mức độ phân tử.

    Rất nhiều nаnorobot cài đặt sẵn các nhiệm vụ khác nhau sẽ được bơm vào cơ thể con người, tại đó chúng sẽ chuyển đến các mao mạch não và tương tác với các neuron sinh học. Khi tương tác với các chất dẫn truyền thông tin của não, nó sẽ xóa đi những đường biên hạn chế khả năng tư duy của con người.

    Những nanorobot đông đúc ấy sẽ khu trú trong não, mở rộng bộ nhớ của chúng ta, hình thành hàng tỷ mối liên kết mới, làm tăng gấp bội khả nảng cảm nhận, khả năng suy luận logic và khả năng nhận thức.

    Nаnorobot có thể được lập trình để bảo đảm các phần mềm của mạng, thay đổi cấu hình của nó, khi cần thiết dễ dàng loại bỏ ra khỏi cơ thể.

    Ray Kurzweil đã được mô tả như là một "thiên tài không ngừng nghỉ". Tạp chí Inc xếp hạng ông vào “Top 8” trong số các doanh nhân ở Hoa Kỳ, gọi ông là "người thừa kế hợp pháp của Thomas Edison", và tuyên bố Ray Kurzweil là một trong 16 "những người làm thay đổi nước Mỹ", cùng với các nhà phát minh khác trong suốt hai thế kỷ qua


    Loài người trước ngưỡng cửa thế giới bất tử?

    Mỗi ngày trên thế giới, có hàng chục phát minh sáng kiến liên quan đến việc kéo dài sự sống được giới khoa học công bố. Những cơ quan sinh học nhân tạo và điện tử, liệu pháp cấy gen, hormon... xuất hiện ngày một phổ biến đều với mục đích đưa con người tiến gần tới sự bất tử.

    "Nếu vẫn còn sống trong 20 năm nữa, bạn có thể sống mãi" - Đó là dự báo mới đây nhất của các tạp chí khoa học Mỹ.

    Chống lại tuổi già

    Hiện, ở Mỹ và các nước tiên tiến xuất hiện rất nhiều bệnh viện chuyên cung cấp các dịch vụ điều trị chống già và cải lão hoàn đồng. Liều thuốc "chống già" và "cải lão hoàn đồng" được các nhà khoa học cụ thể hóa môi trường sống, chế độ ăn kiêng cùng sự can thiệp đặc biệt của các thủ thuật y tế... miễn sao giúp ước mơ trẻ mãi không già của con người ít nhiều thành hiện thực. Về mặt hình thức, giải phẫu thẩm mỹ làm cho hình dáng cơ thể trẻ lại là một phương pháp được nhiều người lựa chọn. Có thể thực hiện tối đa 3 cuộc phẫu thuật cải lão hoàn đồng trong đời mỗi người và mỗi cuộc đảm bảo sẽ làm trẻ lại đến 10 tuổi. Như vậy, tổng cộng con người có thể trẻ lại tới 30 năm tuổi xuân.



    Loại trừ bệnh tật

    Năm 1974, bác sĩ Steve Austin đã dùng kỹ thuật điều khiển học cho ra đời phương pháp Cyborg, đứng đầu ngành khoa học viễn tưởng với những "con người sinh học". Sau tai nạn giao thông, một cô gái được một dự án bí mật của Mỹ chọn làm thí nghiệm, trở thành con người sinh học đầu tiên với chân tay robot, các giác quan siêu nhạy, chip não bộ, đặc biệt là các tế bào máu có khả năng tự phục hồi nhanh. Các thiết bị bổ sung đã gia tăng đáng kể sức mạnh của cô, khiến cô có những khả năng siêu phàm. Những bộ phận giả không chỉ đảm nhiệm hoàn hảo các chức năng và tri giác của cơ thể, mà còn thực sự ưu việt hơn tay chân bình thường... Những tình tiết này không phải chỉ có trong phim khoa học viễn tưởng mà giờ đây nó đã bắt đầu cuộc phiêu lưu ngoạn mục vào thực tế. Bắt đầu là những thành công trong kỹ thuật ghép ốc tai cho người điếc của giáo sư Chouard (Bệnh viện Saint Antoine) hay kỹ thuật ghép tim thu nhỏ và tự động của nhóm các nhà khoa học đứng đầu là giáo sư Carpentier (Bệnh viện Broussais)... Dẫu bao hàm cả phần về sinh học, phần về cơ khí nhưng các bộ phận thay thế này đều đảm bảo tất cả những chức năng như các bộ phận thực thụ.

    Thêm vào đó, trên quy mô rộng lớn, ta đã biết thay thế các mô và cơ quan nội tạng bằng chính những mô khỏe mạnh của người bệnh. Kỹ thuật này cũng bao gồm cả việc lấy những tế bào lành mạnh trong cơ thể người bệnh để sinh sản trong cơ thể trước khi lại đem cấy ghép vào đúng phần bị thương tổn. Chúng ta giờ đây đã có thể sống bằng trái tim hay bộ gan của lợn biến đổi gen. Với kỹ thuật dòng vô tính và cấy gen, con người có thể yên tâm với một kho dự trữ vô hạn những mảnh cấy ghép hoàn toàn tương hợp của các loài động vật được nuôi dưỡng. Theo hướng này, nền y học muốn tiến tới việc xóa bỏ bệnh tật thay vì phải điều trị và con người sẽ được gia tăng sức mạnh cùng với sự sống được kéo dài.

    Và đẩy lùi cái chết

    Một số chuyên gia cho rằng những tiến bộ khoa học giờ đây đã cho phép con người sống thêm hàng thập kỷ nữa. Dornald Louria, giáo sư Trường y tế New Jersey, đồng ý rằng những tiến bộ trong việc biến đổi gen và công nghệ nano sẽ cho phép con người sống vượt quá ngưỡng tuổi ngày nay rất nhiều.

    Rõ ràng, những cuộc thử nghiệm về liệu pháp gen đã mở ra nhiều triển vọng trong công cuộc kéo dài sự sống loài người bởi lẽ nó cho phép chăm sóc con người bằng cách khôi phục hay thay đổi "gia sản di truyền" của mỗi cá thể. Liệu pháp đó là đưa một gen của người bình thường vào hệ gen của một virut đã trở nên vô hại. Tiếp đó virut này được sử dụng như một "kẻ" sản sinh ra protein và được cấy vào người bệnh để thay thế các gen khuyết tật trong cơ thể. Kỹ thuật thay thế này hiện đã được thử nghiệm để điều trị các căn bệnh liên quan tới hiện tượng thoái hóa nơron thần kinh hay ung thư. Và việc thiết lập bảng hệ gen hoàn hảo của con người đã hoàn thành cũng cho phép tăng cường khả năng kéo dài sự sống bằng cách đồng hóa các gen núp trong những căn bệnh nguy hiểm hay trong gen trường thọ. "Những gì là khoa học viễn tưởng một thập kỷ trước đây thì nay đã trở thành hiện thực. Có một lực đẩy tích cực và mạnh mẽ nhanh chóng đưa con người sống đến 120-180 tuổi” - nhiều nhà khoa học đồng thuận.

    Tuy nhiên, cũng có không ít người hoài nghi về những tuyên bố này và cho rằng cơ thể con người không được cấu tạo để có thể sống quá 120 tuổi. Cho dù hình thức bên ngoài trông trẻ hơn và bệnh tật ít đi thì bộ não và các cơ quan khác cuối cùng cũng sẽ tước đi cuộc sống của tất cả mọi người. Nhưng dẫu sao chúng ta cũng nên lạc quan.



    Một nhà phát minh hàng đầu của Mỹ khẳng định con người sẽ trở nên bất tử trong ít nhất hai thập kỷ tới nhờ những thành tựu trong công nghệ nano và sự hiểu biết ngày càng tăng của chúng ta đối với cơ thể.

    Ray Kurzweil, nhà phát minh và tương lai học 61 tuổi, nói rằng tri thức mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin và di truyền đang tăng lên với tốc độ khó tin. Theo ông, về mặt lý thuyết, nếu sự hiểu biết của nhân loại cứ tiếp tục tăng như hiện nay, trong vòng 20 năm nữa, công nghệ nano có thể giúp chúng ta tạo ra những sản phẩm có chức năng giống hệt các cơ quan nội tạng. Khác với cơ quan nội tạng, những sản phẩm ấy không bị lão hóa nên không bao giờ chết.

    Kurzweil nói thêm rằng mặc dù tiên đoán của ông có vẻ viển vông, song ngay ở thời điểm hiện tại nhiều người đã được cứu sống nhờ tụy và tế bào thần kinh nhân tạo.

    Trong bài viết đăng trên tạp chí The Sun, Kurzweil khẳng định: “Tôi và nhiều nhà khoa học tin rằng trong khoảng 20 năm nữa chúng ta sẽ tìm ra cách lập trình lại đồng hồ sinh học của cơ thể để con người có thể ngừng rồi đảo ngược quá trình lão hóa. Khi đó công nghệ nano sẽ cho phép chúng ta sống mãi mãi trên đời".

    "Những cỗ máy có kích thước nano sẽ thay thế tế bào máu và hoạt động hiệu quả hơn vài nghìn lần. Trong vòng 25 năm nữa chúng ta có thể chạy mà không cần hít thở trong 15 phút, hoặc lặn dưới nước trong 4 giờ mà không cần tới khí oxy", Kurzweil nhận định. "Những người bị đau tim sẽ tự lái xe tới nhà bác sĩ để phẫu thuật vì các cỗ máy nano giúp họ sống sót sau khi cơn đau tim xảy ra. Nhờ công nghệ nano, não con người sẽ hoạt động nhanh tới mức chúng ta có thể viết một cuốn sách trong vài phút”.


    Ray Kurzweil (sinh năm 1948) là nhà phát minh và nhà tương lai học hàng đầu tại Mỹ hiện nay. Ông nghiên cứu nhiều lĩnh vực, từ công nghệ nhận dạng ký tự quang học cho tới công nghệ chụp cắt lớp. Ông viết nhiều sách về sức khỏe, trí tuệ nhân tạo, tương lai và công nghệ. Kurzweil là nhà phát minh đầu tiên về nguyên lý máy nhận dạng ký tự, máy chuyển văn bản thành tiếng nói phục vụ người mù, máy chụp cắt lớp, bộ tổng hợp và tạo lại tiếng các loại nhạc cụ, máy chuyển tiếng nói thành chữ viết.

    » Khám phá » Đại dương học RSS

    Phát hiện ra loài động vật bất tử trên Trái Đất


    Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện vòng đời kỳ lạ của một loài sứa có tên khoa học là turritopsis nutricula.

    Loài sứa lớp thủy tức này có thể quay ngược vòng đời của chúng từ thời kỳ trưởng thành trở lại thời kỳ sinh vật đơn bào và từ đó lại tiếp tục phát triển.

    Vòng đời của chúng lặp lại liên tục khiến loài sứa này được xác định là động vật bất tử duy nhất trên Trái Đất hiện nay.

    Các nhà khoa học Mỹ cho rằng bí quyết quay ngược bánh xe thời gian của loài sứa trên là quá trình “chuyển dịch tế bào,” theo đó một dạng tế bào này có thể chuyển đổi thành dạng tế bào khác.

    Một số động vật cũng có khả năng này nhưng rất hạn chế, như loài kỳ nhông có thể mọc lại tứ chi.

    Loài sứa turritopsis nutricula có khả năng liên tục tái tạo lại toàn bộ cơ thể. Khả năng này hiện vẫn là bí mật của tự nhiên và đang được các nhà khoa học tập trung giải mã.

    Theo những nhà khoa học trên, vì bất tử nên loài sứa lớp thủy tức có nguồn gốc ở biển Caribe này đã lặng lẽ xâm lấn khắp thế giới. Chúng có mặt ở tất cả các đại dương trên toàn cầu

    sua bat tu:
    http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/9E/DB/sua.jpg
    Trang 1 trong tổng số 1 trang

    Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết



    Auto Login
    Chat VĐS [Off] - Online [?] Away [?]
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất